Nguyên nhân bị sẹo rỗ và hướng khắc phục hiệu quả - Huyền Phạm Beauty

Nguyên nhân bị sẹo rỗ và hướng khắc phục hiệu quả

Sẹo rỗ tuy không làm đau nhức hay nguy hiểm nhưng lại gây mất thẩm mỹ, khiến bạn thiếu tự tin khi giao tiếp. Hiểu được nguyên nhân bị sẹo rỗ có thể giúp bạn tìm được phương pháp chăm sóc da cũng như biện pháp khắc phục hiệu quả để lấy lại làn da mềm mịn và tươi trẻ hơn.

I. Sẹo rỗ là gì? Có bao nhiêu loại sẹo rỗ?

Sẹo rỗ xảy ra khá phổ biến ở cả nam lẫn nữ, xuất hiện trên nhiều độ tuổi khác nhau với nhiều mức độ và hình dạng khác nhau. Sẹo rỗ có biểu hiện là những hố nhỏ li ti xuất hiện trên bề mặt da, khiến làn da trở nên sần sùi, thô ráp và kém mịn màng.

Không những thế, tình trạng sẹo rỗ còn kéo theo cơ chế “tự làm đầy” thích nghi tự nhiên của tế bào da – khi bề mặt da bị thiếu hụt một phần nào đó gây ra tình trạng lồi lõm thất thường, các tế bào sẽ tự động tăng sinh để bù đắp lại phần thiếu hụt đó, khiến làn da thêm thô dày và nhanh lão hóa hơn.

Sẹo tuy không gây đau nhức hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe, thế nhưng chúng lại làm mất đi vẻ thẩm mỹ của làn da, khiến người mắc phải dễ bị tự ti khi giao tiếp và trong công việc hàng ngày. Sẹo thường được phân loại dựa trên hình thái của chúng, bao gồm 3 dạng chính:

  • Sẹo rỗ chân vuông.
  • Sẹo rỗ chân đá nhọn.
  • Sẹo rỗ hình lượn sóng.

Sẹo rỗ có thể khắc phục đến một mức độ nào đó bằng nhiều cách khác nhau, dựa vào hình dạng của sẹo cũng như nguyên nhân bị sẹo rỗ.

II. Một số nguyên nhân bị sẹo rỗ thường gặp

Theo thống kê của các bác sĩ da liễu thì đa phần nhiều người không biết nguyên nhân bị sẹo rỗ hoặc do quá chủ quan, nhầm tưởng là những vết thương thông thường mà bỏ qua và để tự lành, khiến tình trạng sẹo ngày càng nặng hơn và khó phục hồi hơn.

Sẹo rỗ thường hình thành do lớp hạ bì bị tổn thương dẫn đến việc phá vỡ cấu trúc sợi của da, làm cho các tế bào da không thể hoặc không kịp sản sinh collagen và elastin giúp phục hồi cấu trúc của da. Nếu để càng lâu, làn da sẽ dần xuất hiện các vết sẹo rỗ, sẹo lõm mất thẩm mỹ.

1. Bị sẹo do mụn

Mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen hay mụn mủ nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời và khắc phục đúng phương pháp khoa học thì rất dễ hình thành sẹo. Khi các nốt mụn bị tổn thương, viêm nhiễm nặng, các liên kết dưới da bị bẻ gãy sẽ để lại các vết sẹo rỗ trên bề mặt da.

Bên cạnh đó, việc tự ý nặn mụn không đúng cách cũng có thể gây viêm, nhiễm trùng da, gây đứt gãy các tế bào sợi liên kết biểu bì da, khiến việc tổng hợp collagen và elastin gặp vấn đề, lâu dần hình thành nên sẹo rỗ, sẹo lõm.

2. Sẹo do thủy đậu hay bỏng rạ

Thủy đậu hay bỏng rạ là một trong những bệnh lý truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây nên. Khi phát bệnh, da thường xuất hiện các nốt phát ban chứa dịch nước có bề mặt rộng 3 – 8 mm. Sau khoảng 7 ngày, các nốt này sẽ từ từ xẹp xuống và biến mất, để lại những vết thâm ngứa trên da. Nếu không có biện pháp khắc phục hiệu quả, những vết thâm này thường là nguyên nhân hình thành sẹo rỗ.

3. Một số nguyên nhân bị sẹo rỗ khác

Sẹo rỗ còn có thể xuất hiện trên da do một số nguyên nhân khác như: chăm sóc da mặt không đúng cách, lạm dụng quá nhiều các phương pháp làm đẹp da công nghệ cao, sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, bị chấn thương do tai nạn, viêm nang lông, kích ứng da nặng…

Sẹo rỗ trên bề mặt da sẽ khó bị loại bỏ, mật độ sẹo có thể dày hơn và sâu hơn nếu không được chăm sóc theo đúng quy trình chuyên nghiệp, khoa học. Khi chăm sóc những làn da bị sẹo cần kiên trì và lựa chọn phương pháp phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Để lại bình luận

Đã thêm vào giỏ hàng

0 Scroll
0911 469 610
0911469610